Một ngày không xa thảm hoạ tại Hungary sẽ là thảm họa tại VN

Publié le par Non

  Thưa quý anh chị và quý bạn,

 

 Ngày thứ Hai, mùng 4 th. 10, 2010 vừa qua thảm họa đã sảy ra tại Hungary khi một khúc đê của hồ chứa bùn quặng bôxit bị vỡ, đổ xuống hạ lưu. Các thành phố Devecser và Kolontar đã bị ngập trong bùn đỏ. Báo cáo đầu tiên có 4 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Nhưng trầm trọng hơn cả là những di hại nhiều năm sau về sức khỏe con người và hệ sinh thái của cả một vùng rộng lớn.

Dưới đây là một số hình ảnh tôi thu thập từ bản tin trên internet của các hãng truyền thông AP, BBC, Boston.com, CBS, CNN, NBC, NYT, WP, xin quý anh chị và quý bạn tiếp tay phổ biến, nhất là cho thân nhân, bạn bè và đồng bào ở VN để mọi người thấy được thảm trạng này.

Hungary là một nước cộng sản, tiêu chuẩn an toàn tương đối thấp. Tiêu chuẩn an toàn ở VN cũng không hơn gì.  Nhưng còn tệ hại hơn nữa là tại VN viẹc khai thác nằm trong tay Trung Quốc, lại càng không thể nói chuyện đòi hỏi an toàn, vì đối với TQ “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Do đó những hình ảnh dưới đây sẽ là hình ảnh của Tây nguyên VN một ngày tương lai không xa.

Đa số đồng bào chúng ta trong nước bận lo mưu sinh, ít quan tâm đến chuyện TQ khai thác boxít tại Tây nguyên, thậm chí nhiều người không biết rằng TC đã đem hàng trăm ngàn “công nhân” vào đất nước ta để khai thác một mỏ quặng, mà hại nhiều hơn lợi. Mong rằng những hình ảnh này với giá trị của “một tấm hình bằng ngàn lời nói” sẽ giúp đồng bào ta thức tỉnh, cương quyết vùng lên đòi nhà cầm quyền CS phải chấm dứt cho TQ vào khai thác. Và cũng mong rằng có những cán bộ CS, sẽ thoát khỏi cảnh “chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ” để đứng về phía nhân dân.

  Một lần nữa xin quý anh chị và quý bạn tiếp tay chuyển những hình ảnh và lời nhắn nhủ trên về cho thân nhân, bạn bè ở Việt Nam.

 

Trân trọng

 

    Bao giờ thì đến Tây Nguyên? Hỡi  tham quan CHXHCNVN !

Bùn đỏ Hungary đã đến sông Danube
Bùn đỏ có nồng độ kiềm cao

Bùn đỏ có nồng độ kiềm cao gây bỏng da, hại phổi và đường ruột

Bùn đỏ đã trôi dạt đến sông Danube, bất kể nỗ lực của giới chức Hungary, theo xác nhận của giới chức.

Tuy nhiên, hiện chưa thấy có cá chết, trong lúc các nước hạ lưu sông Danube đang lên kế hoạch khẩn cấp.

Thủ tướng Hungary, Viktor Orban, mô tả vụ tràn bùn đỏ độc hại là một "thảm họa sinh thái nghiêm trọng" khi tới thăm khu làng bị thiệt hại là Kolontar vào hôm thứ Năm 7/10.

Chuyến thăm của Thủ tướng Hungary diễn ra trong khi dòng bùn đỏ bị tràn từ nhà máy sản xuất nhôm mới chỉ tiến gần tới sông Danube, là một nguồn nước lớn ở châu Âu.

Làng Kolontar nằm gần nhất khu hồ chứa chất thải bị vỡ của nhà máy Ajkai Timfoldgyar Zrt.

Thủ tướng Hungary lo ngại: "Những gì tôi chứng kiến tại đây thật kinh khủng."

"Đây là bi kịch sinh thái đầu tiên, và có lẽ cũng là nghiêm trọng nhất từng xảy ra ở Hungary."

"Thế nên người dân đang tuyệt vọng, không còn chút tin cậy nào."

"Về sự giúp đỡ của quốc tế, điều chúng tôi cần là kiến thức, vì đây là lần đầu tiên chuyện này xảy ra ở Hungary, chúng tôi cần có kinh nghiệm của các nước đã từng chịu thảm họa này."

Hungary đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại ba hạt sau khi vụ tràn bùn đỏ - vốn là chất thải trong quá trình khai thác bauxite chứa hàm lượng kim loại nặng và chất kiềm cao - ảnh hưởng tới các làng Kolontar, Devecser và nhiều nơi khác.

Hiện, người ta chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ tràn bùn.

Giới chức chuyên xử lý các vụ thiên tai nói chất bùn độc làm chết tất cả cá ở Marcal, con sông đầu tiên bị bùn tấn công.

Sáng hôm thứ Năm, giới chức cho biết bùn đỏ đã tới Mosoni-Danube, là nhánh phía nam của sông Danube.

Bốn người được biết đã bị thiệt mạng, và 120 người khác bị thương.

Các nhân viên cứu hộ nói rất nhiều người bị bỏng và khó chịu ở mắt sau khi tiếp xúc với bùn.

Khoảng 600 đến 700 ngàn mét khối bùn đỏ đã bị tràn ra khỏi nhà máy nhôm, cách thủ đô Budapest chừng 160km, và ảnh hưởng một khu vực rộng chừng 40km vuông.

Giới chức Hungary nói sẽ phải mất hàng chục triệu dollar và ít nhất một năm mới có thể dọn dẹp những thiệt hại do vụ tràn bùn đỏ công nghiệp độc hại gây ra.

 

Hồ chứa bùn đỏ

 

Bùn đỏ là chất thải sau quá trình tinh chế nhôm từ quặng bauxite

Khi bùn đỏ tràn vào sông Danube thì ô nhiễm sẽ lan rộng ra thêm 6 nước khác, bao gồm Croatia, Serbia và Rumania.

Hiện các nhóm cứu trợ dùng axít và thạch cao để trung hòa bớt nồng độ kiềm.

Gần khu nhà máy người ta thả đất sét xuống sông Marcal là nhánh đổ vào Danube để mong trung hòa chất bùn.

Quặng nhôm, tức là bauxite được rửa ở nhiệt độ cao trong sút (NaOH) để đưa nhôm vào quá trình tinh chế, nhưng để lại chất thải bùn đỏ, là hợp chất đã thoát ra từ khu lưu trữ chất thải của Hungary.

Hợp chất đó chứa các loại ô-xít kim loại, mà theo công ty đã thải ra là Liên hiệp nhôm Hungary MAL thì có chừng 40-45% ô-xít sắt, là chất tạo ra màu đỏ đặc trưng.

Còn thêm khoảng 10-15% ô-xít nhôm, và thêm 10-15% đi-ô-xít si-líc và một lượng nhỏ ô-xít can-xi, đi-ô-xít titan và các dòng ô-xít na-tri.

Chất bùn này mang kiềm tính mạnh, tức là có thể gây phỏng khi tiếp xúc với da, đồng thời phá hoại phổi và hệ thống tuần hoàn nếu nuốt phải, có thể khiến người chết.

Một trong số các con sông bị nhiễm độc được giải độc bằng các hóa chất như ni-trát can-xi và ma-nhê nhằm làm giảm nồng độ kiềm.

Nhưng nồng độ kiềm ở sông Riba vẫn cao hơn bình thường, khoảng 9pH vào sáng thứ Năm, vượt quá mức trung bình cho môi trường sống thường dao động giữa 6 và 8pH, theo một phát ngôn nhân từ cơ quan cứu trợ nói với hãng Reuters.

Cảnh sát mở cuộc điều tra tội tắc trách đối với vụ việc cho đến nay đã làm bốn người chết và ít nhất 120 cần được điều trị.

Phóng viên BBC Nick Thorpe kể lại cảnh xe tải và xe xúc làm việc thâu đêm để củng cố đập nước phòng vệ bên dưới khu chứa chất thải công nghiệp.

Khu này trải rộng vài cây số bên dưới nhà máy nhôm Ajka, và người dân địa phương nói họ sợ tai nạn có thể lặp lại.

Những người dân làng tức giận đã đối đầu với giới chức công ty trong cuộc gặp ở Kolontar, khu dân cư thiệt hại nặng nhất, được tổ chức vào chiều thứ Tư, nói rằng có kế hoạch kiện công ty vì thiệt hại.

Các nạn nhân được cho là thiệt mạng vì chết đuối vì dòng nước cuốn có chỗ sâu đến 2m, nhưng nhiều người bị thương vì bỏng hóa chất.

Phát ngôn nhân cho tổ chức Hòa bình Xanh là Herwit Schuster nói đây là một trong số ba tai nạn môi trường nghiêm trọng nhất châu Âu trong vòng 20-30 năm qua, và di chứng có thể sẽ còn lâu dài.

"Nếu có các chất như thủy ngân và asen thì sẽ còn gây hại lâu dài cho hệ thống sông và nguồn nước ngầm," ông nói thêm.

 

Bản đồ khu vực

Bản đồ khu vực
 
MỜI XEM HÌNH ẢNH - CLICK
 
Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
Commenter cet article